Triển vọng xuất nhập khẩu năm 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng Phạm Minh Chính tới hiện trường đôn đốc tiến độ các dự án cao tốc trọng điểm
Chức vô địch AFF Cup 2024 là dòng nước trong lành tưới mát bóng đá VN sau quãng thời gian "khô hạn" kéo dài suốt hai năm. Một lần nữa, đội tuyển VN bay cao nhờ cái duyên của một người thầy Hàn Quốc. Với đấu pháp, chiến thuật và chiến lược dùng người "biết người biết ta", HLV Kim Sang-sik đã tận dụng tốt năng lực của lứa cầu thủ kỳ cựu (sinh từ năm 1995 đến 1998), đan xen với những nhân tố mới mẻ như Đình Triệu, Ngọc Tân, Vĩ Hào, Văn Vĩ… để tạo nên đội quân đủ sức chinh phục sân chơi Đông Nam Á.Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik nhấn mạnh "chức vô địch AFF Cup mới thuần túy là sự khởi đầu". Tâm lý khiêm nhường và sẵn sàng cho những thử thách mới đã được thầy trò ông Kim thể hiện ngay sau khoảnh khắc vinh quang. Các cầu thủ trở lại guồng quay V-League hối hả, còn HLV Kim Sang-sik đã khẩn trương lên kế hoạch cho năm 2025. Chiến lược gia người Hàn Quốc đã nhắc nhiều đến cụm từ "trẻ hóa" đội tuyển VN. Các học trò thầy Kim sẽ hướng tới 2 mục tiêu trọng tâm mang tên Asian Cup 2027 (nếu vượt qua vòng loại) và vòng loại World Cup 2030 đều vào năm 2027, khi Quang Hải, Xuân Son, Tiến Linh đã 30 tuổi, còn Hoàng Đức, Tuấn Hải cũng chạm tuổi 29. Nhóm cầu thủ này đã làm rất tốt sứ mệnh của mình, và đội tuyển VN không thể cứ mãi trông đợi vào một trục dọc cố định. Sự chuyển tiếp ở đội tuyển quốc gia tất yếu phải đến.HLV Kim Sang-sik đã sẵn sàng đón lứa cầu thủ mới, bởi với ông "những gương mặt trẻ trung mới là tương lai của bóng đá VN". Ở các đợt tập trung thi đấu giao hữu từ tháng 9 - 11.2024, nhiều cầu thủ trẻ được trao gửi niềm tin. Dù tại AFF Cup 2024, sức ép thành tích trong khoảng thời gian ngắn buộc ông Kim phải sử dụng phương án an toàn (ưu tiên các cầu thủ kinh nghiệm), song về lâu dài, cựu HLV Jeonbuk Hyundai Motors vẫn sẵn sàng cho chiến lược trẻ hóa. Thuận lợi cho ông Kim là trong năm 2025 đội tuyển VN sẽ đấu vòng loại Asian Cup 2027 với 6 trận rải đều 6 đợt tập trung từ tháng 3.2025 - 3.2026. Tính chất "đường dài" của giải đấu này, cùng 4 trong số 6 trận đấu diễn ra trước đối thủ dưới cơ (Lào và Nepal) là bàn đạp vừa vặn để nhà cầm quân người Hàn Quốc thử nghiệm, nhưng vẫn có thể hướng đến chiến thắng.Đội tuyển VN đã có đủ thiên thời và địa lợi để đón chào thế hệ mới. Còn "nhân hòa" thì sao?Trong 10 cầu thủ đá nhiều nhất của đội tuyển VN tại AFF Cup 2024, chỉ Bùi Vĩ Hào đủ điều kiện về độ tuổi đá vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Chân sút sinh năm 2003 thăng tiến vượt bậc trong năm 2024: đoạt suất đá chính ở vòng loại U.23 châu Á, thi đấu khá ổn tại AFF Cup. Nền tảng nào giúp Vĩ Hào bứt phá như vậy? Câu trả lời nằm ở kinh nghiệm tích lũy tại V-League. Tiền đạo của CLB Bình Dương lên chơi V-League từ năm 2022 (khi mới 19 tuổi) và đến nay đã đấu 74 trận, trong đó có 48 trận đá chính. Vĩ Hào luôn chơi tối thiểu 75% số trận của CLB Bình Dương mỗi mùa.Ngoài ra, HLV Kim Sang-sik đang có trong tay nhiều gương mặt trẻ triển vọng: Thái Sơn của CLB Thanh Hóa với 54 trận ở V-League (45 trận đá chính), Xuân Tiến của SLNA cũng có 56 trận ở V-League dù mới 22 tuổi, hay thủ môn Trung Kiên (HAGL) đã khẳng định chỗ đứng từ đầu mùa. Ngoài ra còn là Văn Trường (Hà Nội), Văn Khang (Thể Công Viettel), Lý Đức (HAGL) hay Quốc Việt (Ninh Bình)...Ông Kim sẽ có hai chiến dịch quan trọng là vòng loại U.23 châu Á 2026 (diễn ra vào tháng 9) và SEA Games 33 (tháng 12) để kiểm chứng năng lực học trò. Đây là hai sân chơi quan trọng để giới chuyên môn nhìn được đẳng cấp của lứa kế cận. Chuyên gia Đoàn Minh Xương khẳng định: "Màn trình diễn của lứa trẻ sẽ cho thấy định hình bức tranh bóng đá VN trong 10 tới. Tương lai bóng đá VN sẽ bắt đầu từ hôm nay, ngay từ thời điểm này". Đây không chỉ là bài kiểm tra cho lớp trẻ, mà còn là "lễ trưởng thành" mà Vĩ Hào cùng đồng đội phải bước qua, để chứng minh bản thân đã sẵn sàng thế vai đàn anh gánh vác trách nhiệm đội tuyển quốc gia trong những năm tới.Để chuẩn bị cho 2 sân chơi trẻ, HLV Kim Sang-sik sẽ áp dụng chiến lược "cài răng lược", đan xen lứa trẻ với các nhân tố kinh nghiệm theo liều lượng vừa phải ở các đợt tập trung đội tuyển VN trong năm 2025. Để các thế hệ dìu dắt nhau là con đường phù hợp nhất để toàn đội vươn mình.Đội U.23 VN đã vô địch SEA Games 30 năm 2019 và SEA Games 31 năm 2022. Mục tiêu của thầy trò ông Kim ở SEA Games 33 vẫn là hướng đến HCV. Dù rằng giành "vàng" ở sân chơi Đông Nam Á không còn là nỗi ám ảnh với bóng đá trẻ VN, nhưng U.23 VN vẫn cần màn trình diễn tốt để tạo bước đệm cho sân chơi châu Á. Tại kỳ SEA Games gần nhất, U.23 VN đoạt HCĐ, đứng sau U.23 Indonesia (HCV) và U.23 Thái Lan (HCB).
Những giá trị đặc biệt của Tòa tháp Beachfront trực diện biển
Ngày 15.1, thông tin từ Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Bình cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại địa phương cao nhất là 96 triệu đồng.Cụ thể, mức thưởng tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 dự kiến mức bình quân là 7,65 triệu đồng/người, cao hơn 850.000 đồng so với năm 2024.Mức thưởng cao nhất là 96 triệu đồng (tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), bằng với mức thưởng dịp Tết Nguyên đán 2024; mức thấp nhất 300.000 đồng, giảm 700.000 đồng so với năm trước.Trong số các loại hình doanh nghiệp ở Quảng Bình, mức thưởng tết cao nhất cũng thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bình quân 11 triệu đồng/người).Trước đó, tại Quảng Bình, tiền thưởng Tết dương lịch 2025 với mức bình quân 1,5 triệu đồng/người (cao hơn 500.000 đồng so với năm 2024); cao nhất là 15 triệu đồng (bằng với năm trước), thấp nhất là 100.000 đồng (giảm 100.000 đồng so với năm 2024).
TAND TP.Hà Nội vừa ra quyết định đưa vụ án liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (ở H.Đức Trọng, Lâm Đồng) ra xét xử.Phiên tòa dự kiến diễn ra ngày 16.1.2025, kéo dài trong 5 ngày, kể cả ngày nghỉ. Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên, do thẩm phán Trần Nam Hà làm chủ tọa. 6 kiểm sát viên được phân công đại diện Viện KSND TP.Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.Vụ án này có 10 bị cáo hầu tòa. Ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị truy tố tội đưa hối lộ.6 người bị truy tố tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Lê Quốc Khánh, Hoàng Xuân Văn và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.3 người bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ.Theo hồ sơ vụ án, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh. Dự án có tổng diện tích đất quy hoạch thực hiện là 3.595 ha.Quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ xác định dự án có nhiều vi phạm, thuộc diện phải thu hồi đất, chấm dứt hoạt động. Tháng 6.2020, cơ quan thanh tra ban hành kết luận, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, đã thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Ông Trí còn lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng để điều chỉnh trái pháp luật các quyết định đúng đắn của Nhà nước trong việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Viện KSND tối cao xác định các cá nhân tại Văn phòng Chính phủ thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, đồng thời tham mưu để Chính phủ đồng ý với báo cáo và kết luận của Thanh tra Chính phủ trong việc hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án.Về phía Thanh tra Chính phủ, các bị can tại cơ quan này thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc thành lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh đơn kiến nghị và ban hành báo cáo điều chỉnh, sửa đổi kết luận thanh tra hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án.Cơ quan công tố nhận định hành vi của các bị can gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước. Đó là giá trị toàn bộ dự án, đã được ông Trí bán cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, ông Trí thu lợi 2.700 tỉ đồng.Quá trình "hồi sinh" dự án, ông Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số 2,1 tỉ đồng; đưa cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số 4,2 tỉ đồng…
Xe tải, container đậu bát nháo trên đường, gây nguy hiểm
Trưa 24.1 mang tới niềm vui lớn cho người dân khu Nam TP.HCM ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2025, khi toàn bộ giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đã chính thức thông xe sớm hơn 3 ngày so với kế hoạch gần nhất (27.1).Sau hơn 1 năm chật vật phải đi vòng đường xa ùn tắc, người dân đã có thể lưu thông bình thường dọc tuyến Nguyễn Hữu Thọ từ Nhà Bè hướng về trung tâm TP và ngược lại theo hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, chấm dứt cảnh đi vòng chật vật. Hướng Nguyễn Văn Linh, các phương tiện lưu thông qua hầm chui HC1 và hầm chui HC2.Tuy nhiên, theo khảo sát của Thanh Niên, nút giao lớn nhất khu Nam chỉ thông thoáng trong mùa Tết Nguyên đán và những ngày đầu người dân mới trở lại thành phố sau tết. Mấy ngày qua khi lượng phương tiện tăng dần, khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ lại bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ.Cụ thể, buổi sáng đầu ngày, các phương tiện ô tô, xe tải vẫn phải nối đuôi nhau di chuyển rất chậm từ đoạn vòng xoay ngay trước tòa nhà PVgas kéo dài qua cầu Rạch Đĩa 2 xuống tới khu vực nút giao hướng về trung tâm thành phố. Trên cầu Rạch Đĩa 2, ô tô lấn sang 2 làn, "chiếm" luôn không gian của xe máy, dẫn tới tình trạng xe máy phải len lỏi vào đường ô tô để đi, rất nguy hiểm.Giai đoạn trước khi có rào chắn thi công, tất cả xe máy và 1 phần ô tô rẽ phải ngay ở đoạn giao Nguyễn Hữu Thọ vào đường Nguyễn Văn Linh dù đông cũng có đường di chuyển. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn phương tiện đi thẳng, dừng chờ đèn đỏ nên tình trạng dồn xe càng nghiêm trọng hơn.Ở chiều ngược lại, hướng từ Q.7 đi H.Nhà Bè buổi sáng thông thoáng nhưng lại ngột ngạt vào buổi chiều. Vừa qua 17 giờ, chưa tới mức cao điểm nhưng hàng dài ô tô đã phải xếp nối đuôi trên đường Nguyễn Hữu Thọ từ trước cổng Trường đại học Tôn Đức Thắng tới tận đoạn giao Nguyễn Văn Linh. Đoạn đường này khá hẹp, chỉ có 2 làn xe, nhiều ô tô quá sốt ruột chuyển hướng qua làn bên phải, lấn vào đường xe máy nên các phương tiện phải chen nhau, di chuyển rất chậm. Thường mỗi lượt xe phải chờ tới 3 lượt đèn đỏ mới qua được nút giao."Từ hôm gỡ rào chắn đến giờ, đúng là các tuyến đường có thông thoáng hơn, nhưng cứ tới gần vòng xoay là lại ùn. Đèn đỏ tới gần 90 giây, mà đèn xanh chỉ hơn 30 giây, xe chưa kịp đi đã phải dừng rồi. Hôm đầu thông xe nút giao này, mọi người về quê đông lắm rồi mà đường vẫn ùn, do đèn xanh họ để có khoảng 20 giây thôi, sau mấy hôm mới điều chỉnh thêm nhưng vẫn không đáng kể. Vòng xoay lớn thế này, nhiều hướng rẽ phải, rẽ trái, phương tiện thì đông, cơ quan chức năng nên xem xét điều chỉnh lại hệ thống đèn tín hiệu cho hợp lý. Chứ để chờ mãi mới thông xe 1 dự án lớn rồi mà tắc vẫn hoàn ùn thì quá lãng phí" - chị Trần Minh Thư (ngụ H.Nhà Bè) nêu ý kiến.Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Sở GTVT cho biết Sở tiếp thu phản ánh của người dân và đã chỉ đạo cơ quan phụ trách thu thập dữ liệu quan sát từ hệ thống camera để phân tích tình hình thực tế. Tuy nhiên, hiện nay công tác điều khiển đèn tín hiệu do lực lượng công an quản lý nên Sở GTVT cần tổ chức đánh giá, nếu có bất cập sẽ đề xuất phương án tới Công an TP."Điều khiển hệ thống đèn tín hiệu cần được đồng bộ để tạo mạch giao thông xuyên suốt, không để vì thông xe đoạn này dẫn đến dồn ùn ứ xuống đoạn sau. Hiện nay Trung tâm Điều hành giao thông công cộng TP.HCM đang thu thập số liệu, theo dõi, đánh giá thực tế trong những thời điểm mà người dân phản ánh, lượng xe có quá nhiều hay không, có cần điều chỉnh đèn tín hiệu hay không. Dự kiến ngày mai (7.2) các đơn vị sẽ họp bàn với Công an TP để bàn bạc và đưa phương án tốt nhất cho giao thông khu vực này" - đại diện Sở GTVT TP.HCM thông tin.